Solana là cái tên hot nhất trong làng ecosystem coin năm 2021, với những ưu điểm vượt trội so với các nền tảng khác như tốc độ xử lí nhanh, chi phí giao dịch thấp cùng dàn backer khủng. Dễ hiểu khi Solana tăng trưởng 26000% từ hơn 1$ lên tới ATH 260$, kéo theo một loạt các dự án thuộc hệ sinh thái cũng tăng trưởng mạnh. Cùng Kiếm Tiền Bitcoin tìm hiểu về Solana để biết tại sao nó lại tăng trưởng phi mã đến vậy nhé.
Solana là gì?
Solana là một nền tảng blockchain công khai với mã nguồn mở và hoàn toàn phi tập trung tương tự như Bitcoin, Ethereum,… Tuy nhiên solana sử dụng nhiều công nghệ mới với tốc độ xử lí nhanh hơn, khả năng mở rộng vượt trội nhưng vẫn đảm bảo bảo mật so với các nền tảng blockchain cũ.
Một vài ưu điểm của solana so với các nền tảng cũ.
- Khả năng xử lí giao dịch nhanh: 65000 giao dịch/giây
- Thời gian tạo khối: 400ms
- Chi phí giao dịch rẻ: khoảng 0.00005 SOL
- Sử dụng công nghệ mới để phát triển: Ngôn ngữ lập trình bậc cao Rust, thuật toán PoH
Lịch sử ra đời và đội ngũ phát triển của Solana
Nhắc đến Solana anh em thường nghĩ ngay đến “Sam Xoăn”, nhưng Sam không phải là người tạo ra Solana đâu nhé. Cùng Kiếm Tiền Bitcoin tìm hiểu rõ về sự thật thú vị này nào.
Lịch sử ra đời
Khi Anatoly Yakovenko theo dõi các hệ thống blockchain sử dụng thuật toán cũ PoW( Proof Of Work) như Bitcoin và Ethereum đang phải vật lộn với tốc độ giao dịch và khả năng mở rộng chỉ với 15 giao dịch mỗi giây, trong khi các hệ thống thanh toán tập trung như Visa có thể xử lí giao dịch với tốc độ cao nhất là 65.000 tps. Điều này rõ ràng sẽ làm cho blockchain không bao giờ trở thành hệ thống thanh toán toàn cầu hay siêu máy tính mà hầu hết mọi người đều mơ ước.
Tháng 11 năm 2017, Anatoly Yakovenko đã xuất bản một whitepaper mô tả thuật toán mới Proof of History(PoH), một thuật toán đồng thuận xác minh thứ tự và thời gian giữa các giao dịch. Là một kĩ sư phần mềm tại Dropbox, với kinh nghiệm dày dặn của mình ông phát biểu rằng ông đã có chìa khóa để đưa hệ thống phân tán vào blockchain. Thuật toán PoH của ông sẽ cho kết quả đạt hiệu suất 100 gấp 1000 hay thậm chí 10000 lần so với thuật toán cũ đang sử dụng trên Bitcoin và Ethereum.
Việc triển khai của Anatoly bắt đầu trong một base code riêng và được viết bằng ngôn ngữ lập trình C. Greg Fitzgerald, người trước đây đã làm việc với Anatoly tại công ty bán dẫn khổng lồ Qualcomm Incorporated, đã khuyến khích ông thực hiện lại dự án bằng ngôn ngữ lập trình Rust. Ngôn ngữ Rust sẽ cải thiện được năng suất phần mềm và việc nó thiếu bộ thu gom rác sẽ cho phép các chương trình hoạt động tốt như những chương trình được viết bằng C. Anatoly đã thử và chỉ hai tuần sau, ông đã chuyển toàn bộ base code của mình sang Rust.
Vào ngày 13 tháng 2 năm 2018, Greg đã triển khai whitepaper của Anatoly, dự án đã được xuất bản lên GitHub dưới tên Silk. Với phiên bản đầu tiên của mình tốc độ của Silk đã đạt 10000TPS chỉ trong nửa giây. Ngay sau đó, Stephen Akridge một cựu nhân viên của Qualcomm đã chỉ ra cách cải thiện thông lượng bằng cách giảm thiểu signature cho bộ xử lí đồ họa. Anatoly đã tuyển dụng Greg, Stephen và ba người khác để cùng thành lập một công ty, sau đó được gọi là Loom.
Ngày 28 tháng 3, nhóm đã thành lập tổ chức Solana GitHub và đổi tên Silk thành Solana. Tháng 6 năm 2018, nhóm đã mở rộng quy mô công nghệ để chạy trên các mạng dựa trên cloud và ngày 19 tháng 7, đã xuất bản mạng thử nghiệm public 50 nút, được cấp phép, đạt hiệu suất bùng nổ 250.000 giao dịch mỗi giây.
Đội ngũ phát triển
Solana được xây dựng và phát triển bởi một đội ngũ toàn cầu và giàu kinh nghiệm làm việc ở những công ty lớn quốc tế như Google, Apple, Intel, Twitter, Dropbox, Microsoft…
- Anatoly Yakovenko (CEO): Anh là một cựu kỹ sư phần mềm tại Dropbox và Mesosphere. Ngoài ra, Yakovenko cũng từng là giám đốc kỹ sư cao cấp tại Qualcomm Boulder và đồng sáng lập Alescere.
- Greg Fitzgerald (CTO): Fitzgerald là một cựu kỹ sư phần mềm cao cấp tại Qualcomm Boulder và cũng từng là kỹ sư phần mềm hệ thống tại Alescere.
- Raj Gokal (COO): Anh là một nhà đầu tư mạo hiểm tại General Catalyst. Ngoài ra, anh cũng cựu giám đốc sản phẩm tại Odama Health, doanh nhân cư trú tại Rock Health và là CEO, đồng sáng lập của Sano.
- Eric Williams (Chief Scientist): Anh từng là giám đốc dữ liệu và nhà đồng sáng lập tại Motion, VP của Data Science và phân tích tại Odama Health.
Bên cạnh những cái tên nổi bật trên còn có một số thành viên khác tới từ các quốc gia khác như: Stephen Akridge, Michael Vines, Tyera Eulberg, Carl Lin,..
Sự liên kết giữa Sam và Solana

Sam Bankman-Fried được biết đến là CEO của sàn giao dịch phát sinh FTX và là cựu Giám đốc Điều hành của quỹ Alameda Research. Một Market Maker nổi tiếng của thế giới crypto.
Serum là liên kết đầu tiên giữa Sam và Solana. Một lần trong một cuộc phỏng vấn, anh ấy đã đề cập đến lý do đằng sau việc anh ấy thích Solana hơn Ethereum khi xây dựng FTX phi tập trung. Đó là bởi vì Solana sử dụng một giao thức đồng thuận duy nhất được gọi là Proof of History (PoH) để cung cấp khả năng mở rộng và mặc dù ít phi tập trung hơn Ethereum, nhưng nó mang lại nhiều cơ hội tham gia hơn so với các blockchain cũ và có khả năng mở rộng cao hơn.
Dưới sự hậu thuẫn và chèo lái từ Sam, cùng với nội tại nền tảng công nghệ phát triển vượt trội, Solana đã tích cực đẩy nhanh và hoàn thiện những mảnh ghép trong hệ sinh thái của mình. Để rồi có màn lột xác ngoạn mục trong năm 2021 chuyển mình từ một nền tảng sơ khai thành một ông lớn trong làng Crypto, xếp chung mâm với các đàn anh như ETH, BNB, ADA…
Công nghệ sử dụng trên Solana
Proof of History (PoH)
Thuật toán này sẽ xác minh thứ tự và thời gian giữa các giao dịch, ngoài ra còn giúp giảm tải cho các nút mạng (nodes) khi xử lý khối bằng cách cung cấp một phương tiện mã hóa thời gian vào blockchain.
So sánh tốc đổ xử lí của PoH và các thuật toán cũ:
- PoW có tốc độ khoảng 25 TPS
- PoS có tốc độ khoảng 1000 TPS
- DPOS dự kiến cũng sẽ có tốc độ đạt khoảng 1000 TPS
- PoH có tốc độ lên tới 65.000 TPS và có thể mở rộng trong tương lai
Điều này giúp cho Solana là blockchain có tốc độ xử lí nhanh nhất hiện nay
Cơ chế Tower BFT
Đây cũng là một một phiên bản PoH của cơ chế đồng thuận PBFT. Thuật toán này hoạt động dựa trên sự biểu quyết của số lượng người xác thực bỏ phiếu cho thứ tự các sự kiện. Khi có ⅔ số người tham gia biểu quyết, Tower BFT sẽ đưa đến quyết định cuối cùng.
Turbine – Giao thức truyền chuỗi khối
Khi lượng nút mạng tăng sẽ dẫn đến thời gian truyền tải dữ liệu cũng tăng theo. Turbine sẽ giải quyết vấn đề này bằng cách chia nhỏ thông tin và đưa chúng đến vùng lân cận. Điều này giúp Solana tăng khả năng giải quyết vấn đề băng thông để giao dịch diễn ra nhanh hơn.
Sealevel
Công cụ này được thiết kế theo chiều ngang mở rộng, có sự khác biệt với các blockchain khác chỉ xử lý đơn luồng và một chiều.
Pipelining
Trên mạng Solana, quy trình xác thực giao dịch sử dụng đầy đủ tính năng của pipelining, một cải tiến về thiết kế CPU. Khi có một luồng dữ liệu đến phải được xử lý theo một loạt các bước với phần cứng riêng biệt chịu trách nhiệm cho từng bước, pipelining là một kỹ thuật có thể chấp nhận được.
Archivers – Lưu trữ sổ cái phân tán
Trong Solana, việc lưu trữ dữ liệu được tách khỏi quá trình xác nhận đến mạng lưới các Nodes chuyên biệt gọi là Archivers. Archivers không tham gia đồng thuận. Các dữ liệu sẽ được phân tách thành các đoạn nhỏ và mã hóa, Các Archivers chỉ lưu trữ các mảnh nhỏ đó. Network sẽ thường xuyên yêu cầu Archivers chứng minh rằng họ đang lưu trữ dữ liệu mà họ phải làm.
Nói tóm lại với những đột phá về mặt công nghệ, Solana là một trong những cơ sở hạ tầng hiện đại bậc nhất Crypto, là một trong số ít những blockchain đủ điều kiện để đưa Crypto tiến tới việc mass adoption.
Tiếp theo chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về những mảnh ghép trên Solana để biết được hệ sinh thái đã phát triển đến mức nào.
Thông tin Token SOL

Token metrics
- Ký hiệu: SOL
- Phân loại: Utility token
- Blockchain: Solana
- Tiêu chuẩn token: SPL
- Thời gian tạo khối: 400ms
- Tốc độ giao dịch: 65,000 TPS
- Giao thức: PoS và PoH
- Tổng cung khởi tạo: 509,801,639
- Đang lưu hành: 303,912,743.88 SOL
Tỷ giá token SOL
Theo Coinmarketcap, ngày 26/11/2021:
1 SOL = 203.3 USD
Hệ sinh thái Solana

Stablecoin
Stablecoin là token quan trọng không thể thiếu của bất kì nền tảng nào, hiện nay hệ sinh thái Solana hỗ trợ các stablecoin phổ biến có mặt trên thị trường như:
- USDC
- USDT
- TERRA
- UPFI
- BRZ
Wallet
SOL không phải dạng token ERC-20 như các dự án khác. Vì vậy, bạn sẽ không thể lưu trữ chúng trên các ví như MEW hay Metamask. Để lưu giữ SOL, bạn phải sử dụng các ví dành riêng cho SOL hoặc ví multi-chain.
- Ví sàn: Ví trên bất kỳ sàn giao dịch nào có hỗ trợ SOL
- Ví Web: SolFlare, Sollet, MathWallet
- Ví Mobile: Trust Wallet, Coin98 Wallet
- Ví cứng: Ledger Nano, Trezor
AMM DEX
Những sàn giao dịch phi tập trung tiêu biểu trên hệ sinh thái Solana:
- SERUM : Một nền tảng hoàn toàn phi tập trung đồng thời cũng là một sàn giao dịch phi tập trung (DEX) được xây dựng trên Solana blockchain.
- Raydium: AMM được xây trên Solana, Raydium có hầu hết các tính năng cần thiết của một DEX, bao gồm Swap, Orderbook, Farming, Pools. Có thể ví Raydium như một Uniswap 2.0 trên Solana.
- LunaDEX: Sàn giao dịch phi tập trung được xây dựng trên nền tảng của Solana blockchain và Serum DEX.
- Orca: Sàn giao dịch tiền điện tử thân thiện với người dùng đầu tiên trên nền tảng Solana.
- Các sàn AMM dành cho loại tài ổn định (stable assets): Merucial Finance, Saber.
Infrastructure
- Akash: Thị trường điện toán đám mây an toàn, minh bạch và phi tập trung, kết nối những người cần tài nguyên máy tính (client) với những người có năng lực tính toán để cho thuê (provider).
- The Graph: Protocol cho phép Indexing và truy vấn Data từ Blockchain. Bất kỳ ai cũng có thể truy cập để xây dựng và publish các API gọi là Subgraph, giúp việc truy cập Data từ Blockchain dễ dàng hơn.
- Wormhole: Cây cầu hai chiều đầu tiên kết nối Ethereum với Solana.
- Decentology: Nền tảng giúp đơn giản hóa việc tạo ứng dụng phi tập trung, giúp hỗ trợ việc phát triển các Dapp trên Solana.
- Pocket: Giải pháp API phi tập trung, khuyến khích người tham gia chạy các nodes cho các nhà phát triển, những người rất cần dữ liệu cho các ứng dụng của họ
- MoonPay: Tương tự Plasma, MoonPay cũng là một onramp fiat cho phép người dùng tích hợp liền mạch các khoản thanh toán tiền điện tử vào ứng dụng của họ.
- Velas: Hệ sinh thái và Blockchain DPoS vận hành bằng trực giác nhân tạo, giúp các giao dịch trở nên an toàn, có thể tương tác, có khả năng mở rộng cực cao.
- Plasma Finance: Onramp fiat cho phép người dùng tích hợp liền mạch các khoản thanh toán tiền điện tử vào ứng dụng của họ.
- BNS: Mạng lưới dịch vụ chuỗi khối hợp tác với solana để cung cấp quyền truy cập thuận tiện cho các nhà phát triển làm việc với cơ sở hạ tầng của BSN
- QuickNode: Giúp đơn giản hóa việc cung cấp năng lượng cho các ứng dụng blockchain và mở rộng quy mô phát triển của dự án
Oracle
Oracle trong lĩnh vực Blockchain được hiểu là nguồn cấp dữ liệu, cho phép các dịch vụ của bên thứ ba cung cấp cho các hợp đồng thông minh những thông tin bên ngoài thế giới thực vào trong thế giới blockchain.
Một số Oracle nổi tiếng trên Solana :
- Band protocol: Nền tảng dữ liệu chuỗi chéo, tổng hợp, kết nối dữ liệu và API trong thế giới thực với Smartcontract
- Chain Link: Là giao thức Oracle được sử dụng để giao dịch các tùy chọn nhị phân có khả năng cập nhập giá sau mỗi 400ms với kiến truc của solana. với các developer ChainLink được swr dụng để xây dựng tài sản DEFI và thị trường.
- Gravity: Mọi chain chạy trong mạng lưới Gravity sẽ không có chain nào ưu tiên hơn chain nào, điều này tạo ra môi trường độc lập bình đẳng cho các chain, tránh tắc nghẽn.
- Switchboard: Là mạng lưới oracle do cộng đồng quản lí trên Solana
Tools

- Solscan: Trình khám phá Block và là nền tảng phân tích cho Solana.
- DefiCompare: Một công cụ so sánh DeFi mở và công bằng trên tất cả các blockchains và ứng dụng DeFi.
- SolanaTip: Solanatip là một tiện ích mở rộng của Chrome cho phép những người sáng tạo nội dung trên Twitter được thưởng $ SOL.
- SoproX: :à một công cụ giúp các nhà phát triển tạo một chương trình dựa trên Solana Rust (SRP) một cách thuận tiện mà không cần cấu hình bản dựng.
Ngoài ra còn rất nhiều công cụ khác như: Certify, Ashera, Phantasia, 1Sol, Anchor….
Lending & Borrowing
Các dự án Lending trên Solana:
- Debt Protocol (model tương tự Maker): Parrot.
- Money market (Model tương tự Aave, Compound): Port Finance, Solend, Larix, Apricot Finance, Jet Protocol, Acumen, Everlend, Zero Interest, Solaris.
- Lending P2P: Oxygen.
NFT & GameFI
- 0xBanana: Phòng trưng bày nghệ thuật NFT riêng của nghệ sĩ có tên 0xBanana được liên kết với thị trường Holaplex.
- Afflarium: Afflarium là một thế giới trò chơi đặc biệt và thực tế, kết hợp giữa thực tế ảo, tiền điện tử, NFT, tài sản kỹ thuật số, nền kinh tế thực và trải nghiệm chơi game độc đáo
- BlockAsset: Blockasset là một nền tảng NFT thu hẹp khoảng cách giữa vận động viên và người hâm mộ bằng cách cung cấp trải nghiệm thực tế, đặc quyền và các bộ sưu tập kỹ thuật số độc đáo
- Hollow Soldiers: là game gồm hai nhóm với 3333 NFT được tạo ra theo thuật toán, xác sống và binh lính bạo lực chiến đấu (xem Battleground) cho các triều đại của Trái đất hậu tận thế được đặt trên Solana Blockchain.
- DINO: là một thử nghiệm xoay quanh việc tạo ra cộng đồng và cung cấp các sản phẩm nhằm mục đích mang lại niềm vui và nhận thức cho hệ sinh thái Solana.
Metaverse

- Star Atlas: Star Atlas là một game metaverse thế hệ mới. Dự án hứa hẹn cung cấp trải nghiệm chơi game AAA trên nền tảng blockchain.
Tổng kết
Với nền tảng công nghệ mới đột phá, Solana đang từng bước khẳng định mình khiến các đàn anh như Ethereum, Polkadot hay Cardano… như ngồi trên chảo lửa, tất cả đều gấp rút hoàn thiện và nâng cấp hệ sinh thái của mình. Từ đó tạo lên cuộc đua khốc liệt đưa thị trường Crypto đi xa hơn nữa.